Tên gọi Hàn_Quốc

Bài chi tiết: Tên gọi Triều Tiên

Hai tên gọi khác nhau "Đại Hàn" và "Triều Tiên" khi dịch sang các ngôn ngữ phương Tây thì đều được dịch giống nhau. Ví dụ như trong tiếng Anh, "Đại Hàn" và "Triều Tiên" đều dịch là "Korea", trong tiếng Pháp đều dịch là "Corée", trong tiếng Nga đều dịch là "Корея" (chuyển tự Latin: Koreya)... vì chúng đều bắt nguồn từ tên gọi của Vương quốc Cao Ly, là quốc gia từng tồn tại trên bán đảo Triều Tiên từ năm 918 đến năm 1392. Thời kỳ này, tên gọi Cao Ly đã được thông qua các thương nhân người Ả-rập mà lan rộng, truyền bá đến các quốc gia phương Tây.

Từ năm 1392, toàn bộ bán đảo Triều Tiên này nằm dưới sự cai trị của nhà Triều Tiên (Chosun). Kể từ đó, cái tên "Triều Tiên" được dùng làm quốc hiệu để chỉ chung cho toàn bộ dân tộc sinh sống ở tại trên bán đảo này. Sau khi hai miền đất nước bị chia cắt, vùng lãnh thổ phía bắc tiếp tục kế thừa quốc hiệu này, gọi chính thể của mình là Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên; trong khi đó vùng lãnh thổ phía nam chọn quốc hiệu "Đại Hàn Dân Quốc", kế thừa từ quốc hiệu "Đế quốc Đại Hàn" (Daehan Jegug) - xưng danhlãnh thổ này đã mang trong giai đoạn 1897-1910 (dưới sự đô hộ của Đế quốc Nhật Bản). Trong đó, chữ "Dân quốc" (chữ Hán: 民國) trong Đại Hàn Dân quốc (大韓民國) được vay mượn từ tiếng Trung Quốc, khi dịch sang các ngôn ngữ phương Tây thì được dịch tương đương như cộng hoà quốc (共和國, nước cộng hoà). Trong tiếng Anh, "Dân quốc" và "Cộng hoà quốc" đều được dịch là "Republic", trong tiếng Pháp đều được dịch là "République", trong tiếng Nga đều được dịch là "республика" (chuyển tự Latin: Respublika).

Tại Việt Nam trước năm 1975, báo chítruyền thông của Việt Nam Cộng hòa thường gọi chính thể này là "Đại Hàn" hoặc "Nam Hàn". Sau năm 1975, những tên gọi cũ trên dần được chuyển dịch qua các ngôn ngữ phương Tây rồi dịch sang tiếng Việt mà trở thành "Cộng hoà Triều Tiên" hoặc "Nam Triều Tiên". Bằng công hàm số KEV-398 ngày 23 tháng 3 năm 1994 gửi Bộ Ngoại giao nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đại sứ quán nước này đã đề nghị phía Việt Nam gọi chính thể của mình là "Đại Hàn Dân Quốc", gọi tắt là "Hàn Quốc" (từ "Hàn" ở đây không phải là "Lạnh", đó là ký âm tự của từ "Han" trong tiếng Hàn Quốc, có nghĩa là "Lớn"), không sử dụng các tên gọi cũ như "Cộng hoà Triều Tiên" hoặc "Nam Triều Tiên" nữa, vì "Triều Tiên" gợi nhắc đến danh xưng của miền Bắc (tức Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên). Đáp lại, Bộ Ngoại giao Việt Nam sau đó đã ra công văn số 733/ĐBA-NG ngày 21 tháng 4 năm 1994 gửi tất cả các cơ quan bộ, ngành, tổng cục, các cơ quan thông tin, truyền thông, tuyên truyền và ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương của Việt Nam yêu cầu "Từ nay gọi Nam Triều Tiên là "Đại Hàn Dân Quốc", gọi tắt là "Hàn Quốc", không dùng các tên gọi cũ như Cộng hoà Triều Tiên, Nam Triều Tiên hay Nam Hàn nữa".[15]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hàn_Quốc http://www.globalresearch.ca/south-koreas-armed-fo... http://www.rom.on.ca/news/releases/public.php?medi... http://chr.sagepub.com.ezproxy.library.ubc.ca/cont... http://www.chinadaily.com.cn/english/doc/2004-11/2... http://mistletoe.co/index.html http://www.allacademic.com/meta/p_mla_apa_research... http://www.ameinfo.com/66004.html http://www.brecorder.com/world/global-business-a-e... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/322280/S... http://english.chosun.com/site/data/html_dir/2010/...